Thế nào là ván veneer? Có những loại ván veneer nào?
Veneer là một vật liệu quen thuộc trong lĩnh vực nội thất. Nó được phủ lên bề mặt gỗ công nghiệp tạo thành ván veneer với nhiều ưu điểm nổi bật. Cùng tìm hiểu về loại ván gỗ này cũng như các loại ván gỗ veneer hiện có trên thị trường hiện nay qua thông tin bài viết sau.
Veneer là gì? Ván veneer là gì?
Bản chất của veneer chính là gỗ tự nhiên. Gỗ thịt sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát mỏng có độ dày 0.3mm – 0.6mm và không vượt quá 3mm. Những lát gỗ này sau khi được phơi, sấy khô sẽ được dán lên bề mặt gỗ công nghiệp tạo thành ván veneer thành phẩm. Và ván gỗ sẽ được sử dụng để làm ra các sản phẩm nội thất với chất lượng tương đối và giá thành rẻ nên được người tiêu dùng đón nhận và yêu thích.
Quy trình tạo nên ván gỗ veneer
Ván gỗ veneer là sự kết hợp giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Quy trình tạo thành tấm ván gỗ đẹp, tốt được thực hiện như sau:
- Ván công nghiệp, thường là MDF, ván ép hoặc okal sẽ được tráng keo trên bề mặt.
- Dán veneer lên bề mặt ván công nghiệp. (Thường lựa chọn tấm veneer với quy cách chuẩn 120cm x 240cm)
- Ép hai tấm lại bằng máy ép (ép nguội hoặc ép nóng) đảm bảo dính chắc và phẳng mặt.
- Dùng máy chà nhám tạo bề mặt láng đẹp.
Có thể nhận thấy rằng, ván gỗ veneer dễ thi công và có chi phí thấp hơn nhiều so với với tự nhiên. Đặc biệt, bên cạnh việc sở hữu đường vân vốn có của gỗ thịt, loại ván này có thể tạo ra thêm những đường cong, đường vân gỗ theo ý muốn của nhà sản xuất. Nhờ đó mà tính thẩm mỹ của ván gỗ rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Xem thêm:
Những điểm cần chú ý về ngành gỗ nội thất tại Việt Nam
Các kiểu chân bàn đẹp, độc, sáng tạo được ưa chuộng nhất hiện nay
So với gỗ tự nhiên thì ván gỗ veneer không được đánh giá cao về độ bền. Tuy nhiên, nhờ được xử lý kỹ lưỡng nên sản phẩm đảm bảo chất lượng nhất định. Với khả năng chống cong vênh, chống mối mọt vừa phải. Để nội thất làm từ ván gỗ veneer có tuổi thọ lâu dài, bạn nên sử dụng ở không gian thoáng mát, khô ráo và ít di chuyển.
Các loại ván gỗ veneer trên thị trường hiện nay
Ván gỗ veneer nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng bởi giàu tính thẩm mỹ, chất lượng hợp lý cùng giá rẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều loại ván veneer trên thị trường hiện nay gây nên sự khó khăn khi lựa chọn cho khách hàng. Cùng tìm hiểu các loại ván gỗ veneer phổ biến sản xuất nội thất hiện có sau đây.
Ván gỗ veneer, cốt gỗ MDF hoặc HDF
Veneer được dán lên cốt gỗ MDF, gỗ HDF tạo nên ván gỗ veneer chất lượng. Đây là dòng ván đa năng, rất thích hợp để đóng kệ tivi, giá sách, tủ quần áo… MDF veneer và HDF veneer có giá thành rẻ nhất trong các loại ván phủ veneer trên thị trường hiện nay. Bất cứ khách hàng nào cũng tìm kiếm được thiết kế ưng ý cho không gian sống nhà mình.
Ván gỗ veneer, cốt gỗ ghép
Cao cấp hơn một chút chính là loại ván gỗ veneer phủ lên bề mặt gỗ ghép. Gỗ ghép được tạo thành từ những tấm gỗ xếp chồng lên nhau gọi là tấm plywood hoặc ghép gỗ theo cạnh ngang. Chất liệu được ứng dụng trong sản xuất nội thất ở nhiều không gian khác nhau, từ phòng khách đến phòng bếp, từ phòng ngủ cho đến phòng làm việc. Nhờ thế mà người dùng có nhiều sự lựa chọn đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.
Với nguồn tài nguyên tự nhiên đang dần cạn kiệt thì sử dụng ván gỗ veneer được khuyến khích và nhận được sự hưởng ứng của người tiêu dùng. Sản phẩm đảm bảo các yếu tố về chất lượng, thẩm mỹ và đặc biệt là giá cả hợp lý.
Với những người yêu thích vẻ đẹp tự nhiên nhưng đang khúc mắc trong bài toán kinh tế thì đừng bỏ qua chất liệu ván gỗ veneer này. Ván được sử dụng để tạo thành nhiều món đồ nội thất đẹp trong nhà như sàn gỗ, tủ bếp, tủ quần áo, kệ tivi, kệ trang trí, giá sách…
>> Xem thêm: Bạn có muốn biết kích thước tủ bếp trên bao nhiêu là hợp lý?
Tùy vào nhu cầu sử dụng và sở thích để bạn lựa chọn nội thất được làm từ ván veneer. Có rất nhiều loại ván gỗ phủ veneer trên bề mặt mà khách hàng có thể tham khảo tại Nội thất Vito. Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn và mua hàng với mức giá ưu đãi, hấp dẫn.
Vito – Nội thất nhập khẩu cao cấp
Công ty TNHH Thương mại & XNK Phương Hùng
Địa chỉ: Ngõ 1 Phạm Văn Bạch Yên Hòa Cầu Giấy Hà Nội
Showroom: Ngõ 2, Thành Thái, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội (cuối đường rẽ phải)
Số điện thoại: 0985913314 – 0973383163 – 0986811381
Facebook: https://www.facebook.com/noithatvito
Website: vito.vn